Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Thầy hiệu trưởng thầm lặng cống hiến cho giáo dục vùng cao Hua Bum
Thầy Nhiệt luôn cảm thấy rất mừng khi chứng kiến những đổi thay tích cực, mức độ chuyên cần và chất lượng học sinh vùng biên Hua Bum ngày càng đi lên.

Thầy giáo Bùi Văn Nhiệt sinh năm 1977, quê ở xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Lúc đầu, thầy Nhiệt vốn không có ý định theo đuổi sự nghiệp nhà giáo mà một mình vào Nam tìm kiếm những công việc khác nhau để khởi nghiệp. Tuy nhiên, khi được bố (cũng là giáo viên nhiều năm công tác trong ngành giáo dục) gọi điện khuyên nhủ, thầy quyết định theo học ngành sư phạm, trở thành người duy nhất trong gia đình 5 anh, chị, em theo nghề dạy học của bố.

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vào năm 1999, thầy Nhiệt về công tác tại quê nhà, cụ thể là Trường Tiểu học Yên Nghiệp.

Công tác được 3 năm, vì tỉnh Hòa Bình lúc đó không có chỉ tiêu biên chế nên thầy Nhiệt vẫn chỉ làm giáo viên hợp đồng. Với mong muốn được cống hiến lâu dài trong ngành giáo dục, thầy Nhiệt khi ấy đã lên Lai Châu làm hồ sơ tuyển dụng.

“Qua phương tiện truyền thông đại chúng, tôi được biết có hai tỉnh đang tuyển dụng giáo viên lúc đó là Bình Phước và Lai Châu. So sánh về khoảng cách địa lý, tôi quyết định chọn Lai Châu để gắn bó với sự nghiệp trồng người”, thầy Nhiệt chia sẻ.

Người đưa ánh sáng về điểm bản

Tháng 9/2003, thầy Nhiệt về nhận công tác tại Trường Phổ thông cơ sở Hua Bum, huyện Mường Tè (nay thuộc huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu).

Hua Bum là xã vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn của huyện Nậm Nhùn, chủ yếu là đồng bào Mông, Hà Nhì, Mảng, Dao cùng sinh sống. Giao thông vùng này rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa; nhận thức của người dân còn hạn chế, lạc hậu, một bộ phận tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa cố gắng vươn lên khiến tỷ lệ hộ nghèo cao…

Năm đầu ở Hua Bum, thầy Nhiệt được phân công dạy ở điểm trường Nậm Nghẹ, cách trung tâm 4 tiếng đi bộ.

Lần đầu đến điểm trường này, thầy rất bất ngờ với điều kiện lớp học ở đây. Hiện ra trước mắt thầy là một căn nhà tạm đã xuống cấp. Để bảo đảm an toàn cho học sinh khi học tại lớp, thầy quyết định vận động người dân xung quanh cùng giúp đỡ dựng lại căn nhà mới để làm lớp học. Sau một tuần làm việc cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của người dân, lớp học đã hoàn thành với các trang thiết bị dạy học cơ bản nhất như bàn, ghế, bảng,...

“Khi chuẩn bị xong về cơ sở vật chất, tôi phải đi vận động từng nhà để phụ huynh cho học sinh ra lớp. Lúc đó, điều làm tôi bất ngờ là học sinh trông không giống trong độ tuổi lớp 1, lớp 2 mà đáng ra các em phải đang học lớp 5, lớp 6 mới đúng. Điều này càng thôi thúc tôi gắn bó với giáo dục vùng cao hơn”, thầy Nhiệt nói.

Khi đi vận động từng gia đình học sinh cho con ra lớp và trong lúc dạy học, thầy Nhiệt nhận ra rằng: điều khó hơn cả thiếu thốn về cơ sở vật chất đó là sự bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và gia đình, học sinh. Vì các em chưa hiểu hết tiếng phổ thông nên lúc đầu, thầy Nhiệt đã mất rất nhiều thời gian giúp các em làm quen với ngôn ngữ mới trước khi dạy kiến thức.

Thậm chí, thầy phải nhờ dân bản (người biết tiếng phổ thông) làm trợ giảng trong lúc lên lớp. Bên cạnh đó, bản thân thầy cũng không ngừng tìm tòi, học hỏi thêm tiếng dân tộc để hỗ trợ trong việc dạy học.

“Trong thời gian công tác tại Nậm Nghẹ, dù vẫn chưa thể thông thạo tiếng địa phương nơi đây, tuy nhiên tôi cũng được học hỏi thêm rất nhiều, giao tiếp được cơ bản”, thầy Nhiệt cho hay.

Một thành quả mà thầy Nhiệt luôn cảm thấy tự hào khi kể về những năm tháng công tác ở điểm Nậm Nghẹ đó là thầy đã trở thành người đầu tiên đưa ánh điện về điểm bản này.

Cụ thể, nhận thức được tầm quan trọng của điện đối với việc dạy và học, sau 4 tháng công tác, thầy Nhiệt đã về quê mua máy phát điện lên trường. Cùng với sự giúp đỡ của bà con xung quanh, ánh sáng điện đầu tiên đã về với bản Nậm Nghẹ.

Mức độ chuyên cần và chất lượng học sinh ngày càng đi lên

4 năm công tác tại Nậm Nghẹ, thầy trở về điểm trường trung tâm tiếp tục công việc dạy học.

Năm 2013, sau khi huyện Nậm Nhùn được thành lập, Trường Phổ thông cơ sở Hua Bum được tách thành hai là trường trung học cơ sở và tiểu học. Thầy Nhiệt được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Hua Bum. Đó là thành quả sau nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi đây.

Gần 20 năm gắn bó với giáo dục vùng biên Hua Bum, thầy Nhiệt luôn cảm thấy rất mừng khi chứng kiến những đổi thay tích cực, mức độ chuyên cần và chất lượng học sinh ngày càng đi lên.

“Người dân nơi đây còn lạc hậu, hơn nửa phụ huynh có suy nghĩ rằng: nhà trường là nơi giáo dục tất cả nên ngoài giờ lên lớp, việc học của học sinh không được gia đình quan tâm, đốc thúc. Thậm chí, duy trì ý thức tự giác, chuyên cần đi học cũng rất khó. Vì vậy, nhà trường luôn đề cao sự đồng hành của phụ huynh tới việc cùng giáo dục học sinh, công tác vận động tư tưởng phụ huynh năm nào cũng được thực hiện thường xuyên", thầy Nhiệt tâm sự

Ngoài ra, đội ngũ giáo viên cũng là yếu tố cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Để giữ được giáo viên gắn bó với trường vùng cao không phải dễ.

Chính vì vậy, đối với những giáo viên trẻ về trường, thầy Nhiệt đều chia sẻ những câu chuyện của mình gắn bó với mảnh đất thân thương này. Từ đó động viên thầy cô, khi biết được những khó khăn của Hua Bum sẽ yêu thương học sinh và con người nơi đây hơn, cùng chung tay góp sức nhằm cải thiện giáo dục vùng biên này.

Nhân dịp đầu năm mới, thầy Nhiệt cũng bày tỏ kỳ vọng sẽ có những chính sách quan tâm cải thiện giáo dục đối với địa phương. Hi vọng rằng, đội ngũ giáo viên sẽ nhận được đãi ngộ xứng đáng với những hy sinh, cống hiến.

Hiện tại, cơ sở vật chất của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Hua Bum cũng đã xuống cấp, thậm chí còn thiếu nhà công vụ cho giáo viên. Vì vậy, thầy Nhiệt rất mong có sự đầu tư để cuộc sống giáo viên ổn định hơn, các thầy cô an tâm công tác.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Người Việt thứ 2 giành giải thưởng Toán học sau giáo sư Ngô Bảo Châu (28-01-2023)
    Nam sinh đầu tiên giành điểm tuyệt đối phần thi yêu cầu tốc độ và chính xác của Olympia 23 (16-01-2023)
    Một bức ảnh làm thay đổi kỳ thi đại học Nhật Bản (15-01-2023)
    Sinh viên chạy đua lịch thi cuối kỳ cận Tết Nguyên đán (27-12-2022)
    Tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kĩ thuật quốc tế 2022 (24-12-2022)
    Bé trai 2 tuổi bị giáo viên tát bầm tím một bên má (23-12-2022)
    Taliban cấm vô thời hạn phụ nữ Afghanistan theo học đại học (21-12-2022)
    Quảng Ninh: Kỷ luật Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (15-12-2022)
    Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Cambridge (06-12-2022)
    Thí sinh bị hoãn thi chứng chỉ IELTS được ưu tiên thi trước (06-12-2022)
    Bộ GD-ĐT phê duyệt thêm liên kết thi chứng chỉ tiếng Anh và tiếng Nhật (06-12-2022)
    Nhà văn Lê Lựu, tác giả 'Thời xa vắng' qua đời (09-11-2022)
    Những câu nói hay về tình yêu và cuộc sống trong văn học (30-10-2022)
    Những nhà văn viết tiểu thuyết kinh dị có tầm ảnh hưởng (23-10-2022)
    Luận án tiến sĩ về áo ngực được bảo vệ thành công (12-10-2022)
    6 trường ĐH Việt Nam lọt bảng xếp hạng nổi tiếng thế giới THE WUR 2023 (12-10-2022)
    Bộ GD&ĐT đề nghị một phó giáo sư đính chính thông tin (11-10-2022)
    Hành trình đến giải Nobel của nhà Hóa học Carolyn Bertozzi (06-10-2022)
    'Không quá ngạc nhiên khi điểm trúng tuyển đại học lên đến 29,95' (20-09-2022)
    'Con rắn' cần lương xứng đáng để chống 'phong bì' (20-09-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152744768.